-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bơ Booth 7 khu vực Tây Nguyên quy trình trồng và chế độ phân bón
Viết bởi Fameko, Ngày 07/10/2021
Bơ Booth đã có mặt tại Việt Nam vào khoảng 10 năm trước, nhưng để nhiều người biết đến và trồng đại trà thì 5 năm trở lại đây mới thực sự phát triển mạnh. Bơ Booth có rất nhiều loại. Hiện nay tại Mỹ, nơi sản xuất các sản phẩm về bơ thì giống bơ này có đến 8 loại giống bơ Booth và đã được đánh số tương ứng từ 1 – 8, Trong số những loại bơ kể trên thì bơ Booth 7 được trồng phổ biến tại khu vực Tây Nguyên Việt Nam. Đây là loại bơ sáp cực ngon, có chất lượng ổn định, ít thối, ít sượng và cho năng suất cao. Hàm lượng chất dinh dưỡng và hương vị của giống bơ này rất khác so với những loại bơ sáp khác. Quả bơ Booth 7 sẽ có độ sáp cao, vỏ dày, có thể bảo quản được lâu và vẫn đảm bảo được hàm lượng chất béo ở trong phần thịt quả.
I. Đặc điểm của cây bơ Booth 7 vùng Tây Nguyên
Bơ Booth 7 thích hợp với khí hậu vùng nhiệt đới, có sức thích nghi cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Ở khu vực Tây Nguyên cây ra quả từ tháng 8 đến tháng 12 dương lịch, khi mà các loại bơ khác đã hết mùa.Cây ra tán rộng và cho năng suất cao, tương đối ổn định. Giống bơ Booth 7 có hình dáng tròn đều, vỏ có màu xanh đậm và bề mặt vỏ xuất hiện nhiều đốm vàng. Khi cầm quả bơ thường có cảm giác vỏ dày, chai cứng chứ không bóng quả. Bơ Booth không mọc thành từng chùm như một số giống bơ khác, mỗi quả một cuống dài và chắc, khi thu hoạch người ta hái thêm cả một đoạn cuống để trái được lâu tươi và chất lượng đảm bảo.
( ảnh cây bơ Booth)
Thịt bơ béo ngậy, dày có màu vàng tươi và trông khá đậm. Phần thịt không tách khỏi hạt và hạt bơ Booth cũng tròn đều tương tự như quả. Trung bình mỗi trái bơ khi đã phát triển sẽ có trọng lượng tầm 450 -700 g/trái tùy vào cây và cách chăm sóc.
Bơ Booth 7 có năng suất cao có thể cho nhà vườn thu hoạch từ 12 đến 15 tấn 1 năm trên 1 ha tùy vào khả năng chăm sóc của nhà vườn. Chính vì những ưu điểm trên mà bơ Booth cùng với bơ 034 là lựa chọn số một của bà con nông dân khu vực Tây Nguyên, cụ thể là khu vực Đăklăk, Đăknông, Lâm Đồng...
II.Quy trình trồng cây bơ
1. Yêu cầu về đất trồng
Đất trồng bơ cần có độ thoát nước tốt, hạn chế bị ngập nước gây ra tình trạng nấm rễ làm chết cây, độ Ph của đất thông thường ở mức 4 – 6. Nếu canh tác bơ ở những vùng đất quá dốc thì cần thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn.
(ảnh bơ trồng trên đất bazan)
Cây bơ thích hợp trồng ở nhiều loại đất khác nhau, đối với các tỉnh Tây Nguyên thì đất đỏ Bazan là phù hợp nhất để trồng bơ đạt năng suất cao và chất lượng quả ổn định.
2. Mật độ và thời điểm trồng cây
Giống bơ Booth 7 ở khu vực Tây Nguyên thường được trồng xen canh với cà phê vậy nên mật độ trồng cây cần căn chỉnh khoa học và hợp lí, không quá dày hoặc quá thưa để đảm bảo năng suất của cả hai loại cây trồng.
( ảnh cây bơ xen cây cafe )
Thời điểm trồng thuận lợi nhất là vào đầu mùa mưa khi đất được cấp đủ ẩm dể bón và chăm sóc.
Trước khi tiến hành giai đoạn trồng bơ khoảng 1 tháng, bà con nông dân hãy đào hố trồng với diện tích 50 x 50 x 50cm, sử dụng 2,5 kg phân hữu cơ gà viên đã qua xử lí, 0,5kg phân lân và 0,5kg vôi rồi trộn đều với đất đã được đào lên, sau đó thì gạt xuống lại hố.
(ảnh cây bơ con mới trồng)
Giai đoạn trồng cây bơ, bà con cần dùng dao cắt 1 đường dọc bầu bơ, tiếp đến loại bỏ túi nilon cũng như cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất. Sau đó đặt xuống hố và lấp đất lại, nén chặt xung quanh bầu đất. khi lấp nên vun đất tại gốc bơ cao hơn một chút để tránh nước bị ứ đọng tạ gốc nếu gặp mưa lớn kéo dài. Cuối cùng, ta dùng cọc để cố định cây để tránh cây bị gió làm lung lay, gãy đổ
Khi mới trồng, lúc mà trời nắng khô hạn kéo dài cần cấp đủ ẩm cho cây con đồng thời rải 3 - 5g Basuzin 10H quanh gốc để loại trừ mối và sinh vật gây hại cho cây, tuyến trùng...
III. Thời điểm và liều lượng bón phân cho bơ
Ở năm thứ nhất bón phân sau khi trồng bơ được 20 ngày tiến hành bón phân NPK cho cây với tỷ lệ bón là 2:2:1. Liều lượng bón cho mỗi hố là 100g khi bón phân nên kết hợp với việc tưới nước để phân nhanh chóng tan ra và thấm xuống đất. Ở năm thứ nhất sau lần bón thứ nhất thì cứ 30 ngày bón cho mỗi cây 100g phân
Năm thứ hại phân bón vẫn là NPK nhưng liều lượng bón tăng cao hơn so với năm ngoái là 200 – 300g số lần bón trong 1 năm là 6 lần vào mùa mưa bón 3 lần và mùa khô bón 3 lần, bón vào mùa khô kết hợp với tưới nước cho phân tan.
Bón phân cây bơ vào năm thứ 3 thời điểm này cây bắt đầu cho trái nếu cây cho trái quá sai nên tỉa bớt chỉ nên để lại số lượng trái tùy theo sức sinh trưởng của cây. Bình quân mỗi cành để lại 1 – 3 trái, khi trái bắt đầu được 1 tháng thì bón phân thúc để cho trái lớn trong thời gian cây mang trái đến khi thu hoạch là 6 tháng trong khoảng thời gian này cần bón 3 lần và chia thời gian cách đều nhau ra mỗi đợt bón 2 kg phân NPK với tỉ lệ 2:1:2. Thu hoạch xong tiến hành bón phân bổ sung Ure để cây phục hồi sức, tiến hành cắt tỉa cành lá cho cây ra cành nhánh mới.
Năm thứ nhất và năm thứ hai vào đầu mùa mưa bón 1,5 đến 2kg phân hữu cơ viên đã qua xử lí, từ năm thứ 3 trở đi mỗi gốc bón 3 - 4kg phân hữu cơ viên thay vì phân tươi truyền thống gây mất vệ sinh và các loại vi sinh vật gây hại.
Lưu ý: Thời điểm không nên tưới nước và bón phân cho cây bơ chính là lúc cây ra hoa mà hãy chờ đợi khi cây đậu trái, hạn chế việc rụng trái hộ trồng nên bón thêm phân Kali. Trường hợp bơ được trồng xen canh với cà phê thì năm thứ 3 trở đi lượng phân bón có thể giảm xuống một nữa vì lúc này bộ rễ của cây ăn rộng ra và thừa hưởng được phân từ cây cà phê.