-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG (PHẦN 1)
Viết bởi Fameko, Ngày 26/07/2021
1. Các đặc tính cơ bản của cây:
- Ưa thời tiết nóng ẩm nhưng không chịu được ngập úng
- Là loại cây thân gỗ lớn nhưng rễ nông nên không chống chịu được gió mạnh
- Không nên để lá rụng vì đây là nơi dự trữ chất dinh dưỡng cho cây phát triển
- Trong giai đoạn trái chín mà gặp mưa nhiều thì thịt sầu riêng sẽ nhão
2. Thời vụ:
- Có thể trồng quanh năm, nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa
3. Điều kiện đất, nước:
- Sầu riêng phát triển tốt nhất khi được trồng trên đất thịt pha cát, thoát nước tốt, độ dốc của đất không quá 300 và gần với nguồn nước tưới; ngoài ra đất phù sa, bazan cũng có thể mang lại nguồn dinh dưỡng tốt cho loại cây này
- Không nên trồng ở nơi có đất phèn, mặn và úng
4. Cách nhân giống:
Sầu riêng không phải là cây tự thụ phấn mà là cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng và gió, do đó nếu trồng bằng hạt khả năng lớn sẽ xảy ra biến dị, thêm nữa cây sẽ chậm thu hoạch (8-9 năm) nên không mang lại giá trị kinh tế cao. Thay vào đó, nên trồng bằng phương pháp ghép mắt hoặc ghép cành, ít nhất hai giống trong vườn để sự thụ phấn chéo giúp đậu trái tốt hơn
4.1. Ghép cành:
- Chọn những cây sầu riêng khỏe mạnh, cho trái ngon, ít sâu bệnh làm cây mẹ. Sau đó lựa những cành tốt tươi, ở trên gốc ghép dùng dao tạo hình chữ U, chữ T hoặc tam giác (lưu ý không cắt phạm vào lõi cây mẹ)
- Tách ở cây mẹ một mắt ghép bằng với vết cắt trên gốc ghép, đặt mắt ghép lên gốc ghép rồi quấn chỗ tiếp xúc chặt lại bằng nylon
4.2. Chiết cành:
- Chọn những cành khỏe mạnh, sạch sâu bệnh và tiến hành vào mùa mưa
- Dùng dao khoanh một đoạn vỏ 5-9cm (điều chỉnh tùy vào kích thước cành), cách ngọn cành 60-70cm, loại bỏ lớp nhầy trên vết cắt, tránh không phạm vào lõi cây
- Bọc đất bùn dinh dưỡng Terraerden for Seedling bằng nylon quanh chỗ chiết tạo thành bầu chiết. Tưới nước cho bầu chiết vào những ngày nắng nóng, đợi bầu chiết ra rễ thì mang đi trồng
5. Chuẩn bị đất trồng và cách trồng:
Chọn cây giống thẳng, rễ phát triển tốt, có từ 3 cành trở lên, cao khoảng 80cm, đường kính khoảng 0,8 cm trở lên
- Bước 1 – Chuẩn bị đất: Đấp một ụ đất (rộng 1m và cao hơn mặt đất hay mặt liếp khoảng 50-60cm) và đào hố trồng kích thước 0,6 x 0,6 x 0,6m trên ụ đã đắp. Sau đó tiến hành bón lót trước khi trồng khoảng 15-20 ngày bằng cách cho phân bón hữu cơ, phân vi sinh vào hố đã đào, trộn đều
- Bước 2 – Đặt cây con: Đào một lỗ sâu khoảng 20cm giữa hố, có đường kính lớn hơn bầu chiết 1-2cm; cắt bỏ phần rễ thừa, rễ cong, sau đó nhẹ tay rạch một đường dài dọc bao bầu mà không làm bể bầu. Đặt bầu cây vào hố trồng, sao cho mặt bầu cao hơn miệng hố 2-3 cm rồi nhẹ nhàng tách vỏ bầu ra khỏi bầu ươm, tránh làm hư rễ cây
- Bước 3: Phủ đất bên ngoài, thấp hơn miệng bầu 1-2 cm, nén chặt. Tưới nước để giữ ẩm cho cây và cắm cọc giúp cây không đổ ngã
- Bước 4 – Tủ gốc giữ ẩm: Dùng rơm hoặc cỏ khô phủ kín mô đất một lớp dày 10-20cm, cách gốc 10-50cm tùy theo cây lớn hay nhỏ, giảm cơ hội cho nấm bệnh tấn công vào gốc. Bên cạnh đó cần dùng lá chuối, cây, lá dừa khô để che nắng cho cây con mới trồng
6. Làm cỏ, trồng xen:
- Có thể trồng xen một số cây ngắn ngày chung với sầu riêng để cỏ dại khó có điều kiện phát triển, tuy nhiên cần đảm bảo cây trồng xen không cạnh tranh nguồn nước và chất dinh dưỡng với cây sầu riêng
- Trong những năm đầu khi cây chưa khép tán, cỏ dại sẽ phát triển mạnh, nên diệt cỏ bằng cách dùng máy cắt cỏ hoặc dùng các loại thuốc diệt cỏ có uy tín trên thị trường
7. Tưới nước:
- Nên tưới nước giai đoạn cây con để giảm tỷ lệ chết cây, giúp cây khỏe mạnh và nhanh cho ra trái
- Giai đoạn ra hoa cần tưới cách ngày giúp hoa phát triển tốt, hạt phấn mạnh khỏe, nhưng cần giảm khoảng 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kì tưới không thay đổi) vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở để giúp đậu trái tốt. Sau khi đậu trái thì tăng dần lượng nước tưới trở lại mức bình thường.
8. Thụ phấn cho cây:
- Việc chủ động thụ phấn sẽ giúp cây đậu trái nhiều hơn, cho năng suất cao hơn
- Dụng cụ: đĩa đựng hoa, vải màn che phấn, cây cọ hoặc bông gòn, bút lông,…
- Thời gian thụ phấn: Buổi chiều tầm 17h vì đây là thời điểm hoa nở. Thời điểm lấy phấn hoa thích hợp nhất là vào khoảng từ 19h, lúc này các bao phấn của nhị đực sẽ nở và rụng sau 4 giờ đồng hồ. Ngoài ra nên giúp cây thụ phấn bổ sung bằng tay vào khoảng 20-22h, dùng cọ nhẹ nhàng quét phấn hoa vào muốm nhụy, để quá trình thụ phấn diễn ra đầy đủ giúp trái đầy đặn, không bị lép
- Thụ phấn: Chọn cây khỏe, không sâu bệnh. Cắt các hoa mới nở và chùm hoa nhị đực cho vào đĩa đựng rồi dùng vải màn trùm lại để nơi khô ráo, thoáng mát.
- Không nên dùng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV trong thời điểm này để côn trùng có thể đến thụ phấn cho cây
9. Tỉa cành, tạo tán:
- Cắt tỉa những cành cành ốm yếu và sâu bệnh, những cành mọc đứng, nằm bên trong tán hay mọc gần mặt đất (cách mặt đất 60-70 cm)
- Nếu các cành mọc cùng vị trí thì chỉ nên giữ lại một cành khỏe nhất
- Cắt bỏ chồi mọc từ gốc ghép
- Giữ lại các cành khỏe mạnh, mọc ngang
- Khi cây cao khoảng 7-8m, nên cắt bỏ ngọn cây (khoảng 1,5m) để giới hạn chiều cao của cây
- Lưu ý quét vôi, sơn cho vết cắt có đường kính lớn hơn 1cm để không bị nấm bệnh tấn công
10. Tỉa hoa, tỉa trái:
- Chia làm 3 đợt tỉa hoa, với hai phương pháp thường được dùng:
+ Tỉa thưa hoa của đợt 1 và đợt 3, không tỉa hoa ra đợt thứ 2
+ Tỉa thưa hoa ra đợt thứ 2, không tỉa thưa những hoa ra đợt 1 và đợt 3
- Chia làm 3 lần tỉa trái:
+ Lần 1: Tỉa vào tuần thứ 3 hoặc 4 sau khi hoa nở, cắt tỉa các loại trái đậu dày đặc trên chùm (mỗi chùm không để nhiều hơn hai trái), trái bị méo mó, sâu bệnh
+ Lần 2: Tỉa vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở, tỉa những trái có dấu hiệu phát triển không bình thường
+ Lần 3: Tỉa vào tuần thứ 10 sau khi hoa nở, tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống, giúp cơm sầu riêng và kích thước trái phát triển
(Còn tiếp)
Nguồn: Internet