QUY TRÌNH TRỒNG CHUỐI GIÀ NAM MỸ

Viết bởi Fameko, Ngày 07/06/2021

 

I. QUY TRÌNH TRỒNG
1./ Yêu cầu sinh thái

* Khí hậu.
- Nhiệt độ: Cây chuối già phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 25-350C. Nhiệt độ dưới 100C và trên 400C cây phát triển kém, trái nhỏ, lâu chín.
- Lượng mưa: Cây chuối cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng rất sợ ngập úng. Ẩm độ thích hợp nhất là 70-80%. Do mưa phân bố không đều trong năm nên cần tưới nước bổ sung trong mùa nắng.
* Đất Đai.
- Chuối thích nghi trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên thích hợp nhất là trên đất thịt trung bình. Đất phù sa ngọt hay nhiễm phèn ít; đất đỏ bazan và đất xám giàu
chất hữu cơ đều có thể trồng chuối tốt.
- Chuối có thể thích ứng độ pH khá rộng (4,5-8), tuy nhiên đất quá chua (pH thấp) hay quá kiềm (pH cao) dễ gây hiện tượng thiếu vi lượng. Chuối phát triển tốt trên đất
có độ pH(nước) từ 5,5-6,8. Đất có hàm lượng hữu cơ cao>2%, giàu đạm và kali.

 


Chuối già Nam Mỹ trưởng thành

2./ Thiết lập vườn
* Chuẩn bị đất trồng
- Phải cày úp luống trước khi trồng ít nhất một tuần, mặt luống cao khoảng 20-40cm.
- Cần tiến hành đào hệ thống kênh mương thoát nước trước khi trồng.Tránh ngập úng sau này.
* Khoảng cách mật độ trồng.
- Đối với vườn trồng xen: Do điều kiện vườn cây ăn trái chính trồng với khoảng cách 4 x 7 m, nên chuối được trồng xen trên giữa hàng 7m và chỉ trồng 01 hàng với
khoảng cách 1,5 - 2m
- Đối với vườn chuyên canh: Trồng hàng đôi, hàng cách hàng 4 m, trong hàng đôi cây cách cây 1,5m. Tâm hai hàng đôi cách nhau 5m. Mật độ trồng 2400 cây/ha.
3./ Cây giống
- Cây giống là cây nuôi cấy mô, phải được xác nhận sạch bệnh. Ưu điểm của giống nuôi cấy mô này là đồng đều về kích cỡ, tuổi cây nên rất thuận lợi cho trồng thâm canh, áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật canh tác chung cho toàn vườn, thời gian thu hoạch đồng loạt nên thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chọn các cây con có độ đồng đều cao, khỏe mạnh, cao 20-25 cm; đường kính thân từ 1,0-1,5 cm. Cây có từ 5 lá trở lên. Loại bỏ các cây dị dạng; biến màu; có triệu chứng sâu bệnh.
4./ Thời vụ trồng
- Có thể trồng đầu mùa mưa (tháng 5-6) để tiết kiệm chi phí tưới hay trồng cuối mùa mưa (tháng 10-11) để thu hoạch trái vụ, bán giá cao. Nếu có hệ thống tưới tốt và nước tưới sẵn sàng, có thể trồng ở bất cứ thời điểm nào trong năm.
II. QUY TRÌNH CHĂM SÓC QUẢN LÍ SÂU BỆNH
1./ Trồng mới
- Đào hố sâu 20cm rộng 20 cm ngay trên cọc tiêu. Tiến hành rãi 3kg phân bò, rãi đều 150g supe lân trên và dưới hố.
- Kéo bao nilong ra khỏi bầu chuối, đặt bầu chuối thẳng ngay ngắn xuống hố sao cho mặt bầu ngang bằng với mặt luống. Lấp đất lại kín, dùng tay nén nhẹ cho chặt đất.
Chú Ý: Sau khi trồng cần tưới nước ngay. 3 ngày sau khi trồng cần duy trì độ ẩm liên tục cho cây chuối con.
2./ Quản lý cỏ dại
- Làm cỏ tay: bắt đầu làm cỏ từ tuần thứ 3 đến khi cây được 20 tuần tuổi, cách 4 tuần làm cỏ 1 lần.
- Phun thuốc diệt cỏ: dùng thuốc hoạt chất glyphosate (lưu dẫn), bắt đầu phun khi câyđược 16 tuần tuổi đến khi cây trổ buồng (phun mỗi tháng một lần).

chăm sóc chuối già nam mỹ

Chăm sóc chuối già Nam Mỹ

3./ Phân bón
Khối lượng phân bón cho cây 1 tháng tuổi:
Trước khi trồng bón lót 3kg phân bò +150g phân lân + 30g DAP
Bắt đầu tưới phân 10 ngày sau trồng.

Khối lượng phân bón cho cây từ 2 – 3 tháng tuổi

Khối lượng phân bón cho cây từ 4 tháng tuổi
Bón bổ sung phân lân (super lân) 150g/cây.

Khối lượng phân bón cho cây từ 5 tháng tuổi

Lưu ý:
- Khi phát hiện bắp chuối trổ ra khỏi cây được 5% trên diện tích trồng thì ngừng tưới phân nước.
- Khi bắp chuối trổ ra khỏi cây được 10% trên diện tích trồng thì tiến hành bón phân tay: 150g DAP + 150g Kali/cây chia làm 3 lần bón trong suốt thời gian ra buồng.
- Lịch phân giai đoạn nuôi trái có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình thực tế của công ty. Đảm bảo duy trì đủ lượng kali, có thể thay thế DAP bằng Lân vs Ure.

BÌNH LUẬN:
binh-luan

Do van manh

11/03/2022

Huong dan ki thuat trong chuoi gia nam my

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: