-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ứng dụng silic trong gia tăng giá trị cây lúa
Viết bởi Fameko, Ngày 30/06/2023
Ngành lúa gạo đã và đang phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả, gia tăng giá trị với các mục tiêu quốc gia gồm
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia;
- Nâng cao chất lượng, giá trị dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo; Nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng;
- Xuất khẩu gạo đạt chất lượng và giá trị cao
Ngành nông nghiệp đã tập trung nhiều giải pháp để nâng cao năng suất lúa, ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt chú ý đến ứng dụng Silic trong chu trình dinh dưỡng của cây lúa và đem lại những kết quá đáng chú ý
Tăng năng suất và chất lượng của cây lúa
Trong quá trình trồng lúa chúng ta cần thiết phải bổ sung Silic, Silic rất quan trọng đối với cây lúa vì nó là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng để hình thành các tế bào trên cây và vỏ của hạt lúa, đồng thời tham gia quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây và giải phóng P, K trong đất giúp tăng khả năng sử dụng P, K. Đối với cây lúa yêu cầu dinh dưỡng ngoại trừ N, P, K còn có yêu cầu Silic rất cao (cao hơn hẳn Ca, Mg và S).
Silic sử dụng tỷ lệ cực thấp ở giai đoạn sinh dưỡng nhưng lại rất cao ở giai đoạn sinh sản. Trong giai đoạn sinh sản, Si được ưu tiên chuyển vào lá đòng và 2 lá công năng. Do đó, sự gián đoạn Si ở giai đoạn này thì sẽ rất bất lợi cho khả năng tạo số lượng hoa. Đây chính là yếu tố làm tăng số hạt trên bông, giúp tạo ra hạt lúa to và đều, giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm, tăng năng suất.
Tăng độ bền và khả năng chống chịu của cây lúa
Silic giúp tạo ra một lớp vỏ bảo vệ bên ngoài cây lúa, bảo vệ chúng khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như sương mù, mưa lớn, gió mạnh và sâu bệnh. Nó cũng giúp tăng cường cơ chế miễn dịch của cây lúa, giúp chúng chống lại các bệnh tật.
- Khi bổ sung đầy đủ Silic, cây lúa sẽ đứng thẳng, giúp tăng khả năng quang hợp, thân cứng ít bị đổ ngã, giảm được tỷ lệ hạt lép và lửng.
- Khi lúa được cung cấp đủ silic thì hàm lượng silic trong lá gia tăng. Sự tích tụ silic trong lớp tế bào biểu bì trên bề mặt lá giúp ngăn chặn sự xâm nhiễm của bệnh đạo ôn lá. Silic còn làm giảm bệnh đốm nâu trên lúa, đạo ôn cổ bông, khô vằn, lem lép hạt do nhiều loại nấm gây ra và cả cháy bìa lá cũng như tuyến trùng rễ.
- Ở đất phèn, silic còn giúp cây lúa ngăn ngừa ngộ độc mangan và sắt bằng cách nở rộng đường vận chuyển oxy từ lá xuống rễ, giúp rễ nhận được nhiều oxy hơn,
- Silic giúp tăng cường sự hấp thụ nước và chống lại sự stress của cây lúa do thiếu nước.
Tóm lại, việc cung cấp đầy đủ silic cho cây lúa là rất quan trọng để tăng cường sức đề kháng, năng suất và chất lượng của cây lúa, đồng thời giúp cải thiện đất và tăng cường sự phát triển của hệ thống nông nghiệp bền vững.
Fameko đang phân phối sản phẩm Silcamag - phân bón trung vi lượng cung cấp Silic hữu hiệu cho cây trồng.